Sử dụng thực tế xe điện Hyundai Ioniq 5 khác gì xe xăng?
Ở trận đấu này, CLB Nha Trang Dolphins có lợi thế kép khi vừa được thi đấu tại sân nhà, vừa nhận tin đối thủ bị tổn thất lực lượng khi hậu vệ Sameen Swint phạm đủ 3 lỗi kỹ thuật từ những lượt trận trước nên phải nghỉ 1 trận. Không có Sameen Swint, hàng công của CLB Thang Long Warriors hoạt động thiếu hiệu quả, trọng trách ghi điểm được dồn lên vai ngoại binh còn lại là John Fields.Lợi nhuận cao nhất là vàng, tiềm tàng bất động sản...?
Chiều 12.2, tiếp tục chương trình kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).Tại dự thảo luật trước đây, Bộ Nội vụ - cơ quan chủ trì soạn thảo từng đề xuất tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư sẽ không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND.Tuy nhiên, trong tờ trình của Chính phủ vừa trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật đã chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như luật hiện hành. Theo đó, tại tất cả các đơn vị hành chính các cấp tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương. Quy định này để bảo đảm việc tiếp tục thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại một số thành phố trực thuộc T.Ư theo luật Thủ đô và các nghị quyết của Quốc hội.Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND, dự thảo luật quy định nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn.Cùng đó là giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND, khung số lượng các ban của HĐND; giao thẩm quyền cho HĐND quyết định thành lập các ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương…Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND, dự thảo luật cơ bản kế thừa luật hiện hành và giao Chính phủ quy định khung số lượng phó chủ tịch UBND các cấp, số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.UBND ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm cá nhân của chủ tịch UBND và từng thành viên UBND. Đồng thời quy định rõ các nhiệm vụ của UBND phải thảo luận và quyết định tập thể; các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND được ủy quyền cho chủ tịch UBND thực hiện; quy định theo hướng mở rộng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng của chủ tịch UBND.Trình bày báo cáo thẩm tra sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay, Ủy ban Pháp luật đề nghị tiếp tục kế thừa luật hiện hành về số lượng đại biểu HĐND, số lượng phó chủ tịch HĐND, số lượng các ban của HĐND thay vì giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể như dự thảo luật.Điều này nhằm bảo đảm đồng bộ với quy định về số lượng đại biểu Quốc hội trong luật Tổ chức Quốc hội, bảo đảm tính ổn định, thuận lợi cho việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đang cận kề. Cơ quan thẩm tra nhận định, việc sửa đổi các quy định về số lượng đại biểu HĐND, cơ cấu tổ chức của HĐND nên được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước vào thời điểm thích hợp sau này.Về cơ cấu tổ chức của UBND, Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, đề cao vai trò và trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu UBND và cần bảo đảm nhất quán trong các quy định về cơ cấu tổ chức của UBND ở cả 3 cấp.Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành việc tiếp tục quy định về nguyên tắc hoạt động của UBND như luật hiện hành, song cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của chủ tịch UBND, từng thành viên UBND. Một số ý kiến đề nghị, về lâu dài, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cơ chế hoạt động của UBND theo hướng là cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng để đề cao tính chủ động và trách nhiệm của chủ tịch UBND.
Báo Thái Lan: ‘Chúng ta mất đi bản lĩnh lẫn ngôi vô địch vào tay Việt Nam’
Lê Quốc Khanh, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết từng đi thăm Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi ban ngày, được đến chỗ trưng bày vũ khí, trải nghiệm chui địa đạo...
Hãng Yonhap ngày 26.1 đưa tin các công tố viên tại Hàn Quốc vừa truy tố Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol với cáo buộc lãnh đạo một cuộc nổi loạn khi áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn vào tháng trước.Với bản cáo trạng này, ông Yoon đã trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc bị truy tố trong thời gian bị giam giữ.Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước khi thời hạn giam giữ của ông Yoon kết thúc, sau khi ông bị Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) giam giữ vào ngày 15.1 vì tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2023. Ông chính thức bị tạm giam vào ngày 19.1.CIO - đơn vị dẫn đầu cuộc điều tra ông Yoon - đã chuyển vụ án cho bên công tố vào tuần trước vì cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để truy tố một tổng thống.Sáng ngày 26.1, các công tố viên cấp cao trên cả nước đã tập trung họp để thảo luận về các bước tiếp theo trong vụ án của ông Yoon, dù chưa có cơ hội thẩm vấn trực tiếp ông.Nhóm công tố điều tra vụ án cho biết rằng sau khi xem xét các bằng chứng và dựa trên đánh giá toàn diện, họ xác định rằng việc truy tố bị cáo là phù hợp.Ông Yoon đối diện cáo buộc thông đồng với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun và những người khác để kích động nổi loạn bằng cách ra sắc lệnh tuyên bố thiết quân luật. Ông cũng bị cáo buộc triển khai lực lượng quân đội đến quốc hội nhằm ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu bác bỏ sắc lệnh.Các công tố viên đã tìm cách thẩm vấn ông Yoon để quyết định có gia hạn thời gian giam giữ hay không, nhưng một tòa án ở Seoul đã bác bỏ yêu cầu của bên công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ. Theo luật, nghi phạm phải được thả nếu không bị truy tố trong thời gian tạm giam.
Cú sút cầu vồng của Văn Khang và bàn Văn Tùng mở tỷ số được đề cử đặc biệt
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên yêu cầu các cấp, ngành nỗ lực, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, đồng thời chuẩn bị và tổ chức tốt đại hội đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18, tiến tới Đại hội lần thứ 14 của Đảng, sự kiện có ý nghĩa lịch sử, khởi đầu cho kỷ nguyên mới. Phú Yên cùng cả nước thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả", thực hiện đồng bộ việc tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ, có biên chế hợp lý.Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 là dịp để các địa phương của tỉnh Phú Yên nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt. Chú trọng phát hiện tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện công tác cho đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài.Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 17.11.2022 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mỗi chi bộ cơ sở phải phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo, mỗi đảng viên là nhân tố quan trọng lan tỏa tinh thần dân chủ và thượng tôn pháp luật đến nhân dân, từ đó phát huy dân chủ trong nhân dân.Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước, là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để Phú Yên phát triển bền vững, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống "giặc nội xâm" đầy cam go, phức tạp; là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng vững mạnh. Giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, dễ gây thất thoát, lãng phí nguồn lực xã hội. Quản lý chặt chẽ tài sản công gắn với xây dựng văn hóa tiết kiệm trong hoạt động công vụ.Đồng thời tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thống nhất quan điểm người dân là chủ thể, động lực của sự phát triển trong thời kỳ mới. Phát triển kinh tế phải bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.